Quantcast
Channel: SkyscraperCity
Viewing all articles
Browse latest Browse all 34720

Vì sao công ty nước ngoài khó làm ăn tại Việt Nam?

$
0
0
Những năm gần đây, hàng loạt các đại gia tên tuổi của nước ngoài chính thức công nhận thua lỗ hoặc thoái lui khỏi đất nước Việt Nam. Trong đó phải kể đến những tên tuổi đình đám như Coca cola, Metro, MGM, Beeline...

Vụ MGM Hồ Tràm với dự án 4,3 tỷ USD đã phải rút lui

Dự án Hồ Tràm Strip có tổng vốn đầu tư dự kiến 4,2 tỷ USD thực hiện trong vòng 10 năm, với diện tích 164 ha trải dài hơn 2 km trên bờ biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD bao gồm 1 khách sạn 5 sao 1.100 phòng đã được nhà thầu là công ty cổ phần CotecCons bàn giao vào tháng 12/2012. ACDL cho biết, hiện khách sạn thứ hai với 559 phòng và sân golf 18 lỗ cũng đã được triển khai xây dựng.

Một trong những cột mốc quan trọng của Hồ Tràm Strip là năm 2008, khi dự án này ký kết thỏa thuận về hỗ trợ hợp tác dịch vụ quản lý với công ty MGM MIRAGE Hospitality International Holdings Limited (MMH) - một công ty con của tập đoàn MGM Resorts International (Mỹ). Theo các điều khoản trong 2 bản thỏa thuận này, MMH sẽ chịu trách nhiệm về thương hiệu, quản lý, điều hành, đồng thời hỗ trợ việc phát triển và tiếp thị của MGM Grand Hồ Tràm - khu resort đầu tiên trong tổng số 5 resort của Dự án Hồ Tràm Strip.

MGM Resorts International là công ty sở hữu các thương hiệu hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp kinh doanh trò chơi có thưởng, khách sạn và giải trí. Một trong những mô hình thành công nhất của công ty này là MGM Grand Las Vegas. MGM Grand Las Vegas hiện là khu phức hợp nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp lớn nhất tại Mỹ và lớn thứ ba thế giới. Do đó, không chỉ chủ đầu tư mà giới kinh doanh du lịch ở Việt Nam cũng đã mơ về một giấc mộng Vegas ở vùng biển Hồ Tràm.

Tuy nhiên, giấc mộng đó dần tan vỡ khi thông tin MGM rút khỏi Hồ Tràm Strip được công bố rất ngắn gọn trên website của ACDL (asiancoastdevelopment.asia). “Hiện tại, MGM không còn điều hành khu nghỉ dưỡng đầu tiên này”, thông báo này viết. Lý do chấm dứt không được chủ đầu tư tiết lộ.

Ngay từ khi bắt đầu Hồ Tràm Strip đã gặp một số trục trặc và chậm trễ trong tiến trình đầu tư, nhưng không ai nghĩ MGM Grand lại rút lui ngay lúc này, khi dự án giai đoạn 1 sắp đi vào hoạt động. Để tìm hiểu rõ hơn về việc này, chúng tôi đã liên lạc với đại diện MGM Grand Hồ Tràm và đại diện chủ đầu tư là ông Lloyd Nathan, Tổng giám đốc điều hành ACDL, nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Trong khi đó, trang calvinayre.com chuyên về du lịch nghỉ dưỡng viết rằng, MGM đã gửi thông báo tới Ủy ban Chứng khoán Mỹ cho biết sẽ thực thi quyền được hủy hợp đồng do dự án không đạt được các mục tiêu rõ ràng. Rất khó để biết được mục tiêu rõ ràng mà MGM đề cập đến là gì, nhưng nếu căn cứ vào tình hình thực tế của MGM Grand Hồ Tràm thì có thể thấy mục tiêu quan trọng nhất là đưa khu resort đi vào hoạt động trước ngày 1/3/2013 đã không thực hiện được.

Metro lỗ hơn 20 triệu USD tại Việt Nam

Metro, vốn đã bị thua lỗ trong 3 tháng đầu năm nay, cho biết công ty đã thua lỗ ròng 20 triệu Euro (25 triệu USD) trong giai đoạn kinh doanh từ tháng 4 - tháng 6.

Các nhà phân tích đã dự báo Metro có thể thu lời trong quý hai.

Doanh số đã tăng 1,8% lên 15,6 tỉ Euro trong khoảng thời gian từ tháng 4 - tháng 6, nhưng vẫn ít hơn dự kiến.

Công ty cho biết tăng trưởng diễn ra mạnh tại châu Á và châu Phi, nơi doanh số đạt 34,4% so với cùng kỳ năm 2011.

Doanh số tại quê nhà ở Đức cũng khá tốt, tăng 1,9%, tuy nhiên tại châu Âu doanh số lại tụt giảm 2%.

"Tình hình kinh tế khó khăn kéo dài và việc chậm tăng giá sẽ gần như có tác động tiêu cực lên doanh số trong năm 2012" - công ty nói.

Tuy nhiên Metro tin rằng tính cả năm công ty sẽ tăng trưởng doanh số. Công ty cũng sẽ tiếp tục các sáng kiến cắt giảm chi phí và tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy tăng trưởng doanh số.

Chủ tịch Metro Olaf Koch nói rằng việc tăng cường hiệu quả tại các trụ sở của công ty có thể tiết kiệm ít nhất 120 triệu Euro. Ông cam kết rằng 2/3 tiền thu được từ tiết kiệm chi tiêu sẽ lấy từ các lĩnh vực không dính dáng tới vấn đề nhân sự và việc làm.

Các nhà đầu tư cũng tin tưởng vào triển vọng tương sáng của công ty, khiến giá cổ phiếu Metro tăn ghơn 4% khi thị trường mở cửa./.

Coca cola lỗ hơn 3 nghìn 600 tỷ đồng

Số liệu của Cục Thuế TP HCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay. 10 năm qua, số lỗ của Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm số lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu. Thậm chí, trong hai năm 2006 - 2007, Coca-Cola lỗ tương ứng lên tới 228 tỷ đồng và 198 tỷ đồng.
Năm 2011, tình hình có vẻ khá hơn, công ty này “chỉ còn” lỗ 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng - một khoản “lỗ sụ”.
Không chỉ lỗ lớn, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2011, Coca-Cola thậm chí đ㠓âm” vốn chủ sở hữu đến hơn 800 tỷ đồng. Có nghĩa rằng, công ty này hiện chỉ đang “sống nhờ” vào các khoản vay, kể cả vốn vay từ công ty mẹ, hoặc tiền của khách hàng...

Beeline rút khỏi thị trường Việt Nam một cách mệt mỏi..

Mặc dù là tập đoàn viễn thông Liên Xô, vốn có quan hệ đặc biệt với Việt Nam nhưng Beeline cũng phải rút ra khỏi Việt Nam một cách nặng nhọc sau khi đầu tư 200 triệu USD.

Hồi giữa năm 2011, VimpelCom từng công bố dự định đầu tư thêm 500 triệu USD vào mạng di động Beeline đến hết năm 2013. Sau đó, công ty này cho biết đã chính thức chuyển 196 triệu USD vào liên doanh Gtel Mobile và nâng tỷ lệ cổ phần của cổ đông này lên 49%. Theo báo cáo tài chính quý IV/2011 của VimpelCom, tập đoàn này thua lỗ 527 triệu USD khi đầu tư vào lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam và Campuchia.
VimpelCom là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn tại Đông Âu và Trung Á. Liên doanh GTEL Mobile giữa Gtel và VimpelCom khai trương mạng Beeline vào tháng 7/2009, trở thành nhà mạng di động thứ 7 ở Việt Nam. Sinh sau đẻ muộn song hãng viễn thông này gây được sự chú ý trên thị trường bằng những chương trình khuyến mãi “khủng”, điển hình nhất là gói cước Tỷ phú, tặng một tỷ đồng gọi nội mạng cho khách hàng. Tính đến hết năm 2011, theo báo cáo của Beeline gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, mạng di động này đã có 6 triệu thuê bao đăng ký. Beeline là mạng di động chưa được cấp phép 3G.

Tuy nhiên, theo nguồn tin từ nhà mạng Beeline xác nhận thông tin VimpelCom đã bán số cổ phần trong Gtel Mobile cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Truyền dẫn và dịch vụ hạ tầng Gtel. Theo đó, toàn bộ 49% cổ phần của đối tác ngoại VimpelCom trong liên doanh đã được đơn vị này mua lại, đưa Gtel Mobile trở thành công ty 100% vốn của các cổ đông trong nước, chỉ với giá 45 triệu USD.

...

Viewing all articles
Browse latest Browse all 34720

Trending Articles